Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

  Hôn nhân đồng tính: Hạnh phúc còn xa tầm vời!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Zoro
Hoàng Đế
Hoàng Đế
Zoro

Bài viết Bài viết : 2687
Tiền Zr Tiền Zr : 21970

 Hôn nhân đồng tính: Hạnh phúc còn xa tầm vời! Empty
 Hôn nhân đồng tính: Hạnh phúc còn xa tầm vời! Empty11/12/2012, 11:23

Trong khuôn khổ Hội thảo khoa học được Bộ tư Pháp tổ chức ngày 12/7, có nhiều người tham dự cho ý kiến đánh giá quanh chủ đề “Nhận diện những bất cập trong luật hôn nhân và gia đình năm 2000 từ góc nhìn thực tế”. Vấn đề tưởng như dễ dàng có thể “hiểu” và “cảm thông” được các nhà khoa học, nhà làm luật… tranh luận nhiều nhất là có hay không việc công nhận hôn nhân giữa người đồng tính. Câu hỏi này vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Người đồng tính vẫn còn khắc khoải chờ nhà làm Luật ra quyết định cuối cùng.

“Thời điểm cho người đồng tính kết hôn chưa chín muồi”

Tiến sĩ Nguyễn Phương Lan cùng nhóm chuyên gia Luật học đang giảng dạy tại Trường Đại Học Luật Hà Nội cho rằng, thời điểm này, việc công nhận, cho phép người đồng tính kết hôn là chưa chín muồi, chưa phù hợp với mọi điều kiện, hoàn cảnh ở Việt Nam.

Khoản 5, Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 quy định cấm kết hôn giữa những người đồng giới tính. Như vậy, cho tới nay, người đồng tính bị cấm hoàn toàn việc kết hôn và những mối quan hệ hôn nhân trước pháp luật. Nghĩa là, họ bị từ chối việc được kết hôn, ly hôn, sinh con, thừa kế…. trong mối quan hệ mà hôn nhân giữa người khác giới có.

 Hôn nhân đồng tính: Hạnh phúc còn xa tầm vời! Dongtinhnu2
Ảnh minh họa

Theo TS Phương Lan, xét điều kiện thực tế, việc kết hôn giữa những người đồng tính cần được xem xét ở các khía cạnh khác nhau. Người đồng tính trên thực tế, họ không phải là người mắc bệnh, họ “bẩm sinh đã không được lựa chọn giới tính cho mình”, vì thế cần được gia đình, xã hội cảm thông, giúp đỡ. Pháp luật cần bảo vệ những quyền con người tự nhiên. Vì thế, việc thừa nhận quyền chung sống với nhau của những người đồng tính là lẽ tự nhiên, pháp luật không nên ngăn cản.

Đồng nghiệp của Tiến sĩ Lan là Tiến sĩ Nguyễn Văn Cừ cũng đồng tình với quan điểm này, ông cho rằng, pháp luật không cấm việc người đồng tính chung sống với nhau. Họ hoàn toàn có thể sống, chia sẻ tình cảm với nhau mà không bị pháp luật ngăn cản. Còn việc cho phép họ kết hôn thì cần xem xét lại. Ông cho rằng, xét điều kiện thực tế, thuần phong mỹ tục Việt Nam, việc công nhận hôn nhân đồng tính tại thời điểm này là chưa phù hợp.

Nên hay không nên sửa luật để tránh việc "Cấm"

Theo ý kiến những người tham vấn, Luật hôn nhân gia đình năm 2000 “cấm” kết hôn, dễ gây hiểu sai đối với những người thực thi pháp luật và cả người dân. Chỉ nghe nói “cấm” là họ dễ hiểu nhầm là “không được chung sống” bởi tiềm thức người dân Việt Nam, chỉ có cưới thì mới sống chung với nhau. Vậy nên, Luật hôn nhân có sửa đổi thì nên quy định rõ vấn đề này. Việc chung sống với nhau là quyền tự nhiên của người đồng tính, pháp luật không cấm họ sống với nhau.

Còn việc công nhận hôn nhân giữa họ là vấn đề khác. Việc công nhận hôn nhân giữa người đồng tính hiện nay là chưa phù hợp. "Bởi vì, người đồng tính ở Việt Nam chưa được xã hội hiểu đúng, cảm thông, đồng tình. Việc cho họ kết hôn còn là vấn đề nhạy cảm, dễ gây dư luận thiếu tích cực. Thêm nữa, ngay cả ở các nước phát triển, chưa có nhiều nước công nhận quan hệ hôn nhân của những người này".

Luật thừa nhận quyền chung sống giữa họ nghĩa là, họ có quyền nhân thân như quyền yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ, quyền chung sống, chung thủy với nhau…Với việc này, luật cũng phải có những quy định phù hợp. Vì không được công nhận hôn nhân nên các quan hệ như quan hệ tài sản (thừa kế tài sản của nhau), sinh con nhờ biện pháp kỹ thuật, nuôi con nuôi… sẽ không được công nhận như người có hôn nhân khác giới bình thường.

Cùng quan điểm chưa nên công nhận hôn nhân đồng tính, bà Hà Thị Thanh Vân – Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho rằng, cần phải xem xét lại thuật ngữ kết hôn. Kết hôn là sự kết hợp giữa nam và nữ để giải quyết nhu cầu sinh lý và nòi giống. Hôn nhân đồng tính không phải là hôn nhân dị tính, không đáp ứng các tiêu chí hôn nhân trên. Việc công nhận hôn nhân đồng tính sẽ ảnh hưởng đến 22 triệu hộ gia đình Việt Nam. Bà Vân cho rằng, không nên thay đổi luật.

“Trên thế giới, xu hướng công nhận nhiều hơn”

Ông Nguyễn Quang Bình, Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (ISEE) là người duy nhất có bản tham vấn dài 6 trang A4, phân tích trong nửa tiếng đồng hồ “đòi quyền được kết hôn” cho người đồng tính. Theo ông này, thực tế, chúng ta chưa có nghiên cứu, lắng nghe cộng đồng người đồng tính nói tâm tư, mong muốn của họ. Chỉ lấy ví dụ đơn giản về nhu cầu có con của người đồng tính nữ thì 70% người đồng tính nữ muốn có con, 13% không muốn và 17% thì không rõ. Nghĩa là, nếu luật không công nhận hôn nhân của người đồng tình thì họ không thể sinh con bằng biện pháp kỹ thuật (theo đúng luật) và họ sẽ không thể có con.

 Hôn nhân đồng tính: Hạnh phúc còn xa tầm vời! 1dg

Ông Bình lấy ví dụ, trước đây, Luật không công nhận những bà mẹ đơn thân. Nhưng trước thực tế xã hội và xu hướng thế giới, tới nay Luật đã công nhận việc các bà mẹ đơn thân. Tại sao chúng ta không công nhận hôn nhân đồng tính?

“Các nước Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy, Canada… đã thừa nhận hôn nhân đồng tính. Chúng ta cần tìm hiểu ảnh hưởng xã hội của việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính ở các nước phát triển để xây dựng luật tốt nhất theo hướng hội nhập và bảo vệ quyền bình đẳng” – ông Bình nhấn mạnh.

Đại diện Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP), ông Nicholas Booth cho rằng, chúng ta cần tôn trọng quyền được yêu của người đồng tính theo quy định của luật hôn nhân và gia đình chứ không đơn giản chỉ là sống với nhau. Các ý kiến tại hội thảo cho rằng tại thời điểm này là chưa thích hợp nhưng bản thân ông Booth ủng hộ Bộ Tư Pháp trong lần sửa đổi Luật lần này để đảm bảo quyền của người đồng tính.

Về vấn đề hôn nhân người đồng tính, ông Nguyễn Am Hiểu – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế bộ Tư pháp - cho rằng, hôn nhân đồng giới đang được dư luận rất quan tâm. Trên các diễn đàn đang bàn luận rất nhiều về vấn đề này. Trên thế giới, xu hướng công nhận nhiều hơn. Bộ Tư Pháp ghi nhận những ý kiến của các chuyên gia và trình Bộ trưởng trong thời gian sớm nhất.

Hôn nhân đồng tính: Hạnh phúc còn xa tầm vời!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Bạn không có quyền trả lời bài viết
VBOY WORLD  :: KIẾN THỨC LGBT