Zoro Hoàng Đế
Bài viết : 2687 Tiền Zr : 22510
| 14/7/2010, 22:46 | |
|
|
|
Trong chương trình Người đương thời với chủ đề "Làm bạn với giới trẻ" - trò chuyện với TBT báo Tiền Phong Dương Xuân Nam phát trên VTV1 ngày 11/11 vừa qua, BTV Tạ Bích Loan có đưa ra một kết luận:" Vừa rồi với sự kiện băng video phát tán trên mạng, tôi nghĩ rằng đây là một vụ thất bại lớn của các vị phụ huynh". Ngay sau đó là câu nói của vị TBT tờ báo dành cho giới trẻ: "Quản lý con cái là một vấn đề cực kỳ khó khăn"... Phải chăng các vị phụ huynh đã "thất bại" trước việc giáo dục con cái hiện nay?
"Thất bại" và "thành công" trong giáo dục con cái
Có lẽ không nên đặt ra khái niệm thành công hay thất bại trong lời dẫn của người dẫn chương trình nổi tiếng của VTV này và khó có thể kết luận thế nào là thành công và thất bại trong giáo dục con cái. Nếu những vị phụ huynh mà con cái họ chưa làm điều gì tai tiếng và chưa "có những biểu hiện cụ thể về việc vi phạm pháp luật" thì những vị phụ huynh đó là thành công?
Không hẳn vậy, chưa thể khẳng định được điều đó, các bạn trẻ trong vụ phát tán băng video trên mạng vừa qua chỉ là những vụ việc điển hình của giới trẻ trong xã hội, còn nhiều những trường hợp cụ thể khác trong lối sống lệch lạc của một phần giới trẻ hiện nay. Những bạn trẻ ấy cũng không hẳn chỉ có những mặt xấu và không được giáo dục tốt, có thể sau vụ việc này, các bạn sẽ rút kinh nghiệm và có được một bài học quý giá trong chặng đường trưởng thành sau này.
Cũng chẳng có vị phụ huynh nào có thể khẳng định là đã thành công toàn vẹn trong việc giao dục con cái họ bởi giáo dục con cái là một công việc khổng lồ với quá nhiều khía cạnh. Chỉ có thể kết luận rằng vụ việc vừa qua là một bài học lớn cho tất cả các vị phụ huynh và cho các bạn trẻ, sau bài học này, các bạn trong cuộc và các bạn trẻ nói chung sẽ nhìn nhận tốt hơn được những điều đúng, sai để định hướng hành động trong tương lai.
[size=9]Nếu nói tất cả các vị phụ huynh có con em đang ở độ tuổi "teen" hiện nay đều là "thất bại" thì càng không đúng. Giáo dục một con người phụ thuộc vào 3 yếu tố: Thứ nhất là khả năng tiếp thu logic bẩm sinh của đối tượng được giáo dục, thứ hai là tác động, phương pháp giáo dục của gia đình, thứ ba là nhà trường và xã hội. Việc giáo dục giới trẻ mà "thất bại" có lẽ không hẳn lỗi đã hoàn toàn do các vi phụ huynh. Nếu "thất bại" thì đó là "thất bại" chung thuộc về cả xã hội và tất cả chúng ta.
Biến đổi xã hội với những sự khác biệt giữa các thế hệ
Giới trẻ nói chung và học sinh sinh viên hiện nay đang được tiếp cận với những điều kiện tốt hơn nhiều so với cha anh trước đây, họ không phải trải qua chiến tranh và khó khăn gian khổ của thời kỳ trước. Tuy nhiên, không phải vì họ có điều kiện kinh tế tốt mà sinh hư tất tật, chỉ có một phần giới trẻ không biết tận dụng lợi thế mà học tập, rèn luyện sinh ra những thói hư tật xấu.
Các bạn trẻ rất năng động tạo ra những môi trường hoạt động riêng của mình như diễn đàn trên mạng, blog, các CLB... nhưng những môi trường ấy chưa được sự quan tâm nhiều của các thế hệ đi trước với sự đồng cảm và chia sẻ. Đó cũng có thể xem là một thiếu sót của các thế hệ đi trước. Cũng phải nói thêm rằng, có vẻ như còn thiếu những "kênh" giao tiếp thực sự giữa các thế hệ để trao đổi và chia sẻ.
Hiểu giới trẻ để tâm tình với giới trẻ
[size=9]Trong nhiều gia đình hiện nay, nhất là ở thành phố ngay cả sắp xếp thời gian để trao đổi giữa các thế hệ cũng gặp khó khăn, con cái thì đi học suốt ngày, học cả tối, bố mẹ cũng đi làm bận bịu không có cả thời gian nghỉ ngơi, các thế hệ trong gia đình đều chủ động sắp xếp thời gian của mình mà không có được nhiều thời gian để giao tiếp với nhau. Có vị phụ huynh đã vô cùng hạnh phúc khi phát hiện ra rằng, khi dành thời gian chat với con qua mạng Internet thì con chị đã bộc bạch tất cả và chị hiểu được con nhiều hơn!
[size=9]Đối với xã hội, các hoạt động đoàn thể chưa lôi kéo được thanh niên, các hoạt động xã hội nhằm thu hút sức sáng tạo và năng động của tuổi trẻ còn quá ít. Khi các bạn trẻ với năng lượng dồi dào muốn đốt cháy nguồn năng lượng ấy mà không được hướng dẫn, chỉ lối đưa đường thì ắt có lúc chệch hướng. Gia đình, nhà trường và các đoàn thể xã hội cần tạo ra nhiều hơn nữa "kênh" giao tiếp với giới trẻ, lắng nghe, tâm tình, phân tích và hướng dẫn giới trẻ.
[size=9]Phải thử thách để trưởng thành
[size=9]Tại sao tại nông thôn tỷ lệ học sinh bỏ học cao hơn nhưng tỷ lệ vi phạm pháp luật lại không lớn bằng tỷ lệ vi phạm của giới trẻ tại thành phố? Trong khi đó vẫn có những tấm gương vượt lên mọi khó khăn về vật chất và hoàn cảnh để học tập và đạt thủ khoa tại những trường đại học lớn tại thành phố. Tại sao những vị tỷ phú nước ngoài muốn duy trì khối tài sản kêch sù của mình lại luôn đào tạo con cái họ bằng những cơ chế nghiêm khắc nhất?
[size=9]Không nhất thiết phải "đẩy" giới trẻ vào những hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ không nhất thiết phải dồn ép con cái những công việc khổ ải nhưng hãy tạo cho giới trẻ những thách thức thực sự cần phải vượt qua và xác định mục tiêu đúng đắn cần đạt được. Trách nhiệm ấy không phải của riêng từng vị phụ huynh hay của riêng một cơ quan đoàn thể nào. [/size][/size][/size][/size][/size][/size] | |
|
mjn_mat1mj.bh Level: Nam Thần
Bài viết : 1478 Tiền Zr : 17870
| 15/7/2010, 15:01 | |
| |
|