Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Cẩn thận với cơn sốt iDosing

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
acheng
Level: Cáo Già
Level: Cáo Già
acheng

Bài viết Bài viết : 412
Tiền Zr Tiền Zr : 16610

Cẩn thận với cơn sốt iDosing Empty
Cẩn thận với cơn sốt iDosing Empty30/8/2010, 12:49

Những ngày này, cư dân mạng nói riêng và giới trẻ nói chung phát sốt khi có tin đồn về một loại nhạc có thể gây nghiện mang tên iDosing.

Tại một điểm dịch vụ internet trên đường Thành Thái (P.14, Q.10, TP.HCM), các cư dân mạng đang kháo nhau và cùng tìm kiếm các đoạn nhạc iDosing trên các website trong và ngoài nước. "Đây là loại nhạc hot nhất hiện nay. Em vừa tải xong 3 ca khúc, nghe cũng thú vị lắm", một bạn tên Trung vừa nói vừa nhắm mắt như đắm chìm vào đoạn nhạc ấy. Theo quan sát, trên các website mà các cư dân mạng này tìm kiếm, có rất nhiều website đăng tải về chủ đề iDosing, hướng dẫn cách nghe iDosing, dạy cách làm thế nào để có thể "phê" nhạc iDosing...

Theo lời Trung, cách đây vài hôm, nghe lời giới thiệu của một người bạn về iDosing, bạn đã tò mò nghe thử. "Mấy bữa thường tụ tập ở quán khác, nhưng vì nghe iDosing cần có không gian kín, có tai nghe vừa vặn, âm thanh to nên tìm đến quán này vì đáp ứng được yêu cầu", Trung cho biết. Trung cũng là người khai mào dòng nhạc lạ này cho các bạn trẻ tại đây. "Hai ngày nay, đứa nào vào quán cũng chỉ tìm các đoạn nhạc iDosing mà nghe. Trên các mạng xã hội như Facebook, Blog, Youtube… có rất nhiều đoạn nhạc iDosing. Nếu muốn thay đổi thì tìm tải các đoạn khác trên các trang nước ngoài". Trung cũng tỏ ra kinh nghiệm: "Nghe iDosing có cảm giác rất lạ. Nhiều người tại quán cũng nhận xét như vậy về iDosing. Thậm chí có người bảo: mấy ngày nay nghe iDosing nên nghiện thật rồi”.

Những ảnh hưởng xấu

Chưa có một nghiên cứu cụ thể nhưng có những dấu hiệu cho thấy iDosing có tác dụng xấu đến tai của người nghe. Những sóng âm với tần số đập liên hồi, dừng lại hay tiếp diễn đột ngột trong một thời gian dài có thể khiến cho lớp màng nhĩ trong tai người bị tổn thương và hoàn toàn có thể dẫn tới triệu chứng rối loạn tiền đình. Thậm chí ngay cả khi không thưởng thức iDosing, họ cũng có thể rơi vào trạng thái ảo giác về sự di chuyển của môi trường xung quanh hoặc bản thân, thường là cảm giác xoay tròn hoặc bập bềnh, rất dễ khiến người ta quỵ ngã.

Bên cạnh chứng mất thăng bằng, người ta cũng ghi nhận hàng loạt triệu chứng của những người "nghiện" iDosing, đó là thường xuyên rơi vào trạng thái buồn chán, u sầu, đau nửa đầu hay chói và ù tai.

Nhiều người đã biết đến ca khúc Gloomy Sunday được nhạc sĩ Reszo sáng tác vào một ngày chủ nhật ảm đạm tháng 12.1932. Ban đầu bài hát là một tình khúc kể về một tình yêu đã mất nhưng nhanh chóng người ta đã coi đây là một bài hát ma quỷ, một "tử khúc" khi có đến trên dưới 100 ca tự tử có liên quan trực tiếp đến bài hát. Giai điệu và ca từ bài hát lạ lùng và quá buồn thảm khiến tâm trí người nghe trở nên u uất, buồn chán, thậm chí không còn thiết sống trên cõi đời này. Sau khi đĩa nhạc được phát trên sóng phát thanh, người ta đã chứng kiến hàng loạt trường hợp tự tử mà trên tay vẫn cầm lời ca khúc Gloomy Sunday. Bản thân người sáng tác, nhạc sĩ Reszo cũng tự tử vào năm 1968.

Bài hát này cũng đã được các bạn trẻ Việt Nam truyền nhau nghe, và hầu hết mọi người nhận xét rằng nó "rất bình thường", "chả có gì phải tự tử cả". Cũng giống như iDosing vậy. Thế nhưng, sự kích thích đến từ những bài hát sẽ khác nhau khi bạn ở trong tâm thế khác nhau. Chính vì vậy, khi có những chuyện đau buồn, chán nản, mọi người không nên nghe những bản nhạc có khả năng tác động đến trí não như iDosing.

Có thể nói, iDosing cũng giống như các trào lưu từ nước ngoài khác đang sống và phát triển mạnh mẽ trong giới trẻ. Đã gọi là trào lưu tức là có sự hình thành, phát triển và thoái trào. Tuy nhiên, các bạn trẻ cần hết sức tỉnh táo và có một cái nhìn đúng đắn về bản chất và hậu quả sự việc, tránh rơi vào tình trạng a dua, chạy theo cám dỗ, tò mò để đến lúc không thể dứt ra được.

iDosing là gì?

Năm 1975, Robert Monroe lần đầu tiên đăng ký một số bằng sáng chế liên quan đến kỹ thuật âm thanh được thiết kế để kích thích chức năng não cho đến khi bán cầu trái và phải trở nên đồng bộ.

Monroe cho rằng tình trạng này, còn gọi là hemi-sync (bán cầu đồng bộ hóa), có thể được sử dụng để thúc đẩy thần kinh hoặc gây ra trạng thái biến đổi của ý thức. iDosing cũng dựa trên kỹ thuật này để tác động lên não bộ. Một bản iDosing sẽ có những nhịp sóng âm lặp đi lặp lại, phát ra song song ở 2 tần số gần tương tự nhau. Thế nhưng, tác động của iDosing chưa mạnh đến mức người nghe rơi vào tình trạng hemi-sync.

Khảo sát cho thấy không dưới 90% các lời bình luận trên diễn đàn đều cho biết họ hoàn toàn không cảm thấy có một sự lôi cuốn nào từ iDosing. Mọi người thường sử dụng những từ ngữ như "nhát ma", "đinh tai nhức óc", "nhàm chán", "chả có gì hay", "nghe Death metal còn hơn"… để đánh giá về iDosing. Nhưng hầu hết những người này đều nghe "không đúng cách". Nghĩa là họ không ở một mình, không đeo tai nghe, không bịt mắt, không trói tay hay không trùm chăn lên người… Trà My, 19 tuổi chia sẻ: "Quả thật nghe mọi người nói mình cũng hơi sợ, nhỡ nghiện thì chết! Thế nên mình chỉ dám mở và nghe như nhạc bình thường thôi. Và lúc mình nghe phải có vài bạn khác ở bên".

Một số ít bạn khác dám thử và cũng thừa nhận rằng có những lúc bị cuốn theo bản nhạc. Lê Phong, 21 tuổi tâm sự: "Đã có lúc mình cảm thấy rất phê, như lạc vào một thế giới hoàn toàn khác vậy!".

Trong khi chờ đợi những lý giải chính xác từ khoa học, một số nhà tâm lý cho rằng tất cả chỉ xuất phát từ tâm lý a dua, "tự đánh lừa bản thân" của không ít các bạn trẻ khiến iDosing trở thành một thú chơi thời thượng.

Trích dẫn :
Ban đầu mình thử nghiệm bằng cách tắt volume đi và quan sát, thấy cột sóng âm nhảy lên xuống loạn xạ, đủ biết nó có thể gây đau đầu thế nào! Sau đó mình vặn volume lên chút xíu nữa thì chỉ thấy một thứ tạp âm nghe hơi giống loa hỏng! chỉ khác là cảm thấy nó lần lượt lượn qua lượn lại 2 bên tai ta, nghe được khoảng 5 giây thì thấy đầu ong ong, tim đập dồn nhịp hơn. Phát hiện ra quy tắc của nó là dùng sóng âm tác động lần lượt qua 2 bên tai, đánh lừa não bộ, nên mình cố gắng tập trung nghe âm thanh bằng cả 2 tai cùng lúc và lại chẳng thấy có vấn đề gì cả. Không tin là chỉ có thứ tạp âm đó mà được người ta gọi là "nhạc", mình vặn volume to thêm chút nữa. Lúc này mới nghe thấy chút giai điệu nghe như tiếng flute ta thường thấy trong phim ma Nhật, có lẽ không thể coi nó là "giai điệu chính", mà chỉ là một chất xúc tác khiến người nghe tập trung, tưởng tượng ra sự ghê rợn, và đương nhiên sẽ bị mắc vào "bẫy" sóng âm. Mình không biết ban đầu kĩ thuật này được phát minh ra có nhằm mục đích khoa học lành mạnh hay không, nhưng việc nó được biết đến với khái niệm "nhạc IDosing" như thế này quả thật không thể chấp nhận nổi, vì mục đích của âm nhạc là cho con người sống tốt hơn, làm giàu đẹp thêm cho thế giới nội tâm con người chứ không phải là thứ phản khoa học này. Lại càng đáng trách hơn cho những người góp phần giúp nó trở thành trào lưu, không chỉ là để bị đánh lừa mà còn tự lừa dối bản thân mình. Con người hoàn toàn có đủ bản lĩnh để đứng vững trước cám dỗ mà, vấn đề chỉ là họ có muốn chống lại cám dỗ hay không thôi...

Trích dẫn :
tôi vừa nghe bài này vừa đọc comment của các bạn.ko bik có phải t nghe loa ngoài và ko tập trung lắm hay ko, nhưng đúng là t bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đầu ong cả lên.có cảm giác 1 vật j` đấy chuyển động qua lại trong đầu.Nói chung mọi người ko nên nghe thể loại nhạc này.Chỉ hại thần kinh thôi, không hay ho j` hết

1 bản Idosing Trial ( Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trc khi dùng )