Giữa tháng 5 vừa qua, đoàn làm phim Tân Tây du kí đã tiến hành nghi thức đóng
máy tại Sơn Đông, Trung Quốc. Chính thức khởi quay ngày 12/9/2009 tại Cam Túc,
trải qua hơn 8 tháng quay ròng rã tại nhiều địa danh khắp đất nước, bộ phim đã
hoàn thành phần ngoại cảnh cho 60 tập, bắt đầu bước vào giai đoạn hậu kì và dự
kiến sẽ ra mắt khán giả vào mùa hè năm 2011.
Với khoản đầu tư khổng lồ 130 triệu NDT, Tân Tây du kí chỉ đứng sau Tân Tam quốc
về chi phí làm phim (150 triệu NDT) trong đó, khoản “ngốn” nhiều nhất là đồ họa
vi tính với hơn ¼ chi phí, khâu hóa trang tạo hình cũng tốn 4 triệu NDT. Theo
đạo diễn Trương Kỉ Trung, đồ họa vi tính đã giúp ích rất nhiều trong việc làm
phim: “Kĩ xảo đã giúp chúng tôi làm những điều mà ngôn ngữ không thể nào biểu
đạt được”. Thoạt nhìn các cảnh trong Tân Tây du kí, khán giả có thể liên tưởng
đến bộ phim
Avatar hay
Harry Porter.Là bộ phim thứ ba
nói về cuộc hành trình đến Tây Trúc thỉnh kinh của 4 thầy trò Đường Tăng (2 bộ
phim trước là Tây Du Kí của đài truyền hình trung ương sản xuất năm 1986 và Tân
Tây du kí của đài truyền hình Triết Giang năm 2009). Do ra đời sau, Tân Tây du
kí 2010 không tránh khỏi việc bị đem ra so sánh với các “đàn anh” đi trước. Về
vấn đề này, đạo diễn Trương Kỉ Trung cho rằng không nên so sánh những bộ phim
được quay ở những thời kỳ khác nhau; tư tưởng và nhận thức của con người thay
đổi theo thời gian, chính vì thế việc đem so sánh Tân Tây du kí với bộ phim quay
cách đây 30 năm là hoàn toàn không hợp lý. Theo Trương Kỉ Trung: “Những gì chúng
tôi muốn truyền đạt qua Tân Tây du kí phù hợp với thời đại hiện nay, chính vì
thế, hình tượng các nhân vật trong phim có nhiều thay đổi so với 2 phiên bản
trước”.
Bốn thầy trò Đường Tăng.
Đường Tăng sẽ mạnh mẽ hơn. Nếu Đường Tăng trong những phiên bản
trước đã để lại cho khán giả ấn tượng về một hòa thượng trắng trẻo, thư sinh thì
trong Tân Tây du kí lần này, nhân vật Đường Tăng do Nhiếp Viễn thủ vai sẽ hoàn
toàn khác. Đó là một Đường Tăng gầy, đen, và phong trần hơn rất nhiều. Trương Kỉ
Trung cho rằng: “Dáng vẻ này hợp với nhân vật Đường Tăng hơn, một người phải
trèo đèo lội suối, dãi nắng dầm sương thì không để trắng trẻo hồng hào được.
Ngoài ra, Đường Tăng lần này có ý chí mạnh mẽ kiên cường hơn nhiều, đó là điểm
khác biệt lớn nhất so với Đường Tăng của những bộ phim trước kia”.
Đường Tăng trông sẽ đen và mạnh mẽ hơn.
Nhiếp Viễn, diễn viên vào vai Đường Tăng
Ban đầu, đạo diễn Trương Kỉ Trung dự định mời Hoàng Hiểu Minh đóng vai này,
nhưng nhận thấy dáng vẻ Hiểu Minh không hợp với chủ ý của mình nên ông đã lựa
chọn Nhiếp Viễn.
Nhiếp Viễn cho hay từ khi được chọn vào vai Đường Tăng,
anh đã phải thay đổi thói quen sinh hoạt của mình, trước ngày khởi quay nửa
tháng, Nhiếp Viễn đã cạo đầu, sau đó cai thuốc, cai rượu, ăn chay và ngồi thiền.
Theo suy nghĩ của anh: “Để nhập tâm vào nhân vật, trước hết phải biết cách kiềm
chế chính bản thân mình trước cám dỗ của những ham muốn tầm thường”.
Tôn Ngộ Không (do Ngô Việt đóng) cũng có hình tượng mới
mẻ hơn. Có lẽ đây là vai diễn được quan tâm nhất, được đem ra so sánh nhiều
nhất, vì vai diễn của Lục Tiểu Linh Đồng cách đây 30 năm dường như đã để lại ấn
tượng quá sâu đậm đến mức hầu như không thể thay thế được đối với nhiều thế hệ
khán giả.
Tuy nhiên, Ngô Việt dường như không để ý đến điều đó. Theo
anh, điểm đặc biệt của Tôn Ngộ Không phiên bản mới là chính là “tính người”.
Anh cho rằng bản thân Tôn Ngộ Không không muốn trở thành thần tiên hay phật, mà
muốn trở thành người, chính vì vậy, trong phim, anh không diễn quá nhiều động
tác giống khỉ như Lục Tiểu Linh Đồng đã làm mà sẽ thể hiện một Tôn Ngộ Không với
khát vọng được trở thành người. Thêm vào đó, Tôn Ngộ Không lần này sẽ bớt đi
tính ỷ lại, thay vì đi tìm sự giúp đỡ của Bồ Tát hay Long Vương, Tôn Ngộ Không
sẽ tự mình giải quyết mọi khó khăn. Giống như Niếp Viễn, từ lúc nhận được vai
này, Ngô Việt cũng ăn chay, và bắt đầu cuộc sống “tu hành”.
Tạo hình Tôn Ngộ Không và Bát Giới. Mỹ Hầu Vương khi làm Bật Mã Ôn.
Diễn viên Ngô Việt, thủ vai Tôn Ngộ Không
Đạo diễn Trương Kỉ Trung còn cho biết thêm: “Tôn Ngộ Không lần này không quá
thần thông quảng đại, võ công cũng sánh bằng Tôn Ngộ Không của Lục Tiểu Linh
Đồng trước kia, song vẫn có những nét riêng đáng chú ý. Thực ra, đây là một nhân
vật rất có lý tưởng và trọng tình cảm, bị Đường Tăng hiểu lầm và đuổi đi nhiều
lần nhưng vẫn một mực trung thành, vì thế lần này chúng tôi xây dựng hình ảnh
một Tôn Ngộ Không giàu tình cảm và bớt nóng nảy, ngỗ nghịch
hơn”.
Về Trư Bát Giới (Tàng Kim Sinh đóng), đạo diễn bày
tỏ: “Trư Bát Giới mang hình dáng một con heo, hóa trang cho nhân vật này không
hề dễ, chúng tôi không đơn giản chỉ gắn cho diễn viên một cái mũi to, một đôi
tai to và một cái bụng bự, mà đã sử dụng nghệ thuật hóa trang đặc biệt phức tạp,
làm cho nhân vật Trư Bát Giới trở nên thật hơn. Trong phim, Trư Bát Giới sẽ có
những lời thoại ngây ngô, thật thà khiến cho người xem thấy buồn cười, có thể
nói, nhân vật họ Trư là trung tâm gây cười của phim
Trư Bát Giới.
Tàng Kim Sinh.
Sa Tăng (Từ Cẩm Giang đóng) vai Sa Tăng trong Tân Tây du kí sẽ
có nhiều đất diễn hơn, Sa Tăng không còn là một nhân vật quá hiền lành, ít nói
với gánh hành lí trên vai, mà Sa Tăng lần này sẽ có cá tính hơn, không hề để bị
lép vế trước 2 sư huynh, thậm chí có lúc còn có thể giải quyết được những việc
mà kể cả Tôn Ngộ Không cũng bất lực. “Vì trước khi phò tá Đường Tăng, Sa Tăng
vốn là một vị tướng tài giỏi, một anh hùng, nên không thể để nhân vật này bị lu
mờ bởi Ngộ Không và Bát Giới”.
Từ Cẩm Giang là 1 diễn viên nổi tiếng ở
Hong Kong, khi được hỏi liệu có lo lắng khi bị đem ra so sánh với các diễn viên
trước không, Cẩm Giang nói: “Cùng một vai diễn nhưng mỗi diễn viên đều có cái
hay riêng trong diễn xuất, không nên quá lo lắng về vấn đề này”. Kể từ khi nhận
vai, Từ Cẩm Giang đã gọi Nhiếp Viễn là sư phụ. “Tôi nghĩ ngay bây giờ nên nhận
Nhiếp Viễn làm sư phụ, không kể trong lúc diễn hay trong cuộc sống đời thường,
tôi cũng cần thể hiện trách nhiệm, sự dũng cảm, lòng trung thành của mình và làm
hết sức vì sự an toàn của sư phụ”.
Sa Tăng.
Diễn viên Từ Cẩm Giang
Ngoài 4 diễn viên chính, đạo diễn Trương Kỉ Trung còn dành lời khen ngợi đặc
biệt với diễn viên Lưu Đào (vai Quan âm Bồ Tát), ông ca ngợi Quan âm Bồ Tát của
Lưu Đào là “nhân vật Quan âm đẹp nhất trong lịch sử”. Khi nhìn thấy bức ảnh Lưu
Đào trong vai Quan âm ngồi trên đài sen, ông đã phải thốt lên: “Lưu Đào là diễn
viên đóng Quan âm giống nhất từ trước đến giờ, khí chất của cô ấy phù hợp với
hình tượng Quan âm nhất”. Bản thân diễn viên Lưu Đào chỉ khiêm tốn nói, cô đã
tốn nhiều thời gian và tâm huyết cho vai diễn này, từng hành động, cử chỉ và
biểu hiện nét mặt đều phải cố gắng làm sao cho giống với Quan âm Bồ Tát
Quan Âm Bồ Tát do Lưu Đào thể hiện
Trong số dàn diễn viên, một gương mặt cũng gây được sự chú ý của quần chúng là
“Tiểu thiên vương” Thái Lan TAE, đã từng tham gia diễn xuất trong nhiều bộ phim.
Nhưng TAE cho biết, vai Bồ Tát lần này thực sự là 1 thử thách đối với anh. “Tôi
gặp nhiều khó khăn hơn các diễn viên khác trong đoàn vì tiếng Hán của tôi không
giỏi, tôi đã phải mất rất nhiều thời gian để đọc, hiểu và học thuộc lời thoại”.
Tuy nhiên, TAE đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các thành viên trong đoàn,
đặc biệt là từ đạo diễn Trương Kỉ Trung, đối với anh, việc tham gia Tân Tây du
kí lần này đồng thời cũng là 1 cơ hội rất tốt để tìm hiểu thêm về nền văn hóa
truyền thống Trung Quốc.
TAE vào vai một vị Bồ Tát.
Thái Thượng Lão Quân
Hằng Nga.
Được đầu tư với một số tiền khổng lồ, chứa đựng bao tâm huyết của cả đoàn làm
phim, cùng những ý tưởng mới mẻ của đạo diễn, liệu Tân tây du kí có thoát khỏi
cái bóng của Tây du kí 1986, được công chúng đón nhận hay sẽ phải hứng chịu “búa
rìu dư luận”?
Bạch Cốt Tinh do An Dĩ Hiên thủ vai
Ngưu Ma Vương
Thiết Phiến công chúa
Hồng Hài Nhi.
Tạo hình một số yêu quái trong phim
Một trong số các yêu tinh nhện
7 yêu tinh nhện.
Các diễn viên chính:
Nhiếp Viễn -
Đường Tăng
Ngô Việt - Tôn Ngộ Không
Tàng Kim Sinh – Trư Bát Giới
Từ
Cẩm Giang – Sa Tăng
Vương Cửu Thắng – Tiểu Bạch Long
Quan Âm bồ tát – Lưu
Đào
Thái Thượng Lão Quân – Trương Kỉ Trung
Thái Bạch Kim Tinh – Dương Niệm
Sinh