Trang ChínhTrang Chính  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Cô giáo hết lòng vì các em nhỏ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
boy_padadari
Level: Trai Đẹp
Level: Trai Đẹp
boy_padadari

Bài viết Bài viết : 166
Tiền Zr Tiền Zr : 15864

Cô giáo hết lòng vì các em nhỏ Empty
Cô giáo hết lòng vì các em nhỏ Empty28/10/2011, 07:25

Cô giáo hết lòng vì các em nhỏ JEiC3
Một khoảng sân nhỏ bên hiên nhà. Vách là những tấm tôn cũ và cả vải che, gần mười cái bàn học nhỏ, một tấm bảng đã cũ. Học trò đứa nào cũng khó nhọc lấy cho đủ bốn chiếc ống hút nhựa thay cho que tính cầm vào tay phải rồi cầm thêm hai chiếc vào tay trái. Cô giáo hướng dẫn các em nhập số que tính ấy vào để có kết quả bài toán cộng.
Khi cô là mẹ



Lớp học ấy do cô giáo Nguyễn Thị Quỳnh Nga mở ra ngay trong nhà mình ở phường 4, thành phố Vĩnh Long. Không một đồng học phí, ngày ngày cô chăm lũ trẻ như chăm những đứa con của mình.

36 năm gắn bó với nghề giáo, trong đó 16 năm làm công tác phổ cập, xoá mù chữ, cô Nga biết còn nhiều lắm những đứa trẻ kém may mắn thích được đến lớp, còn nhiều lắm những người lao động chưa biết viết tên mình. Thế nên, ngày về hưu, được cha động viên, cô Nga mở ra lớp học ấy để đón nhận những đứa trẻ tật nguyền nghèo khổ, những em nhỏ thiểu năng trí tuệ; đón nhận những người lớn, những phụ huynh muốn đọc chữ, muốn biết làm toán cộng toán trừ.

Học trò của cô mỗi em một cảnh, em nào cũng nghèo. Có nhà sinh ba con thì cả ba đều tật nguyền, chậm trí. Có em từ cha mẹ đến bản thân mình đều ngơ ngác, nhớ quên. Có em lãng tai, có em không sáng mắt. Em mồ côi cả cha lẫn mẹ, em bán vé số, em làm thuê. Em nào cô cũng thương nên cô dạy chúng bằng nỗ lực bù đắp cho những điều thiếu may mắn trong cuộc đời. Không chỉ dạy chữ, cô còn dạy kỹ năng sống, giúp các em vơi đi những thiệt thòi. Dạy học cũng là để các em có niềm vui rằng mình cũng như nhiều bạn khác, cũng được đến trường, cũng biết đọc biết viết, biết hát múa và cũng có nhiều bạn bè…

Vừa gạt nước mắt, chị Nguyễn Thị Thu Đẹp ở Vĩnh Long vừa kể: “Nhà có hai đứa con, đứa nào sinh ra cũng tật nguyền, chậm trí. Thấy con đã 15, 16 tuổi, lại hay đòi đi học cũng xót xa mà đành chịu vì nghèo quá, phải đi làm mướn làm thuê. Biết cô Nga mở lớp mà không thu học phí, tôi đem cháu Nhi gửi cho cô. Dù không nhớ nhiều, nhưng cháu đã biết viết chữ và ngoan lắm. Hôm nào phải nghỉ học, cháu lại khóc, đòi cô. Mấy đứa trong lớp này, đứa nào cũng thương cô Nga như mẹ mình vậy đó!”

Phụ huynh gửi con, chỉ mong con mình có thêm niềm vui, biết thêm điều gì mừng thêm đôi chút nhưng cô Nga thì nghĩ đến chặng đường dài. Ngày trước, học trò khuyết tật của cô cũng có đứa theo học đến lớp 9, lớp 10. Cô hy vọng sẽ có em trong lớp học này đủ điều kiện để vào học ở trường phổ thông bởi giờ đây, nhiều em đã đọc chữ trôi chảy, biết làm toán. Ở lớp học của cô không có sự bực bội khi các em làm sai mà chỉ có nụ cười chia sẻ, động viên.

Nguyện đi đến phút cuối
Cực nhọc với học trò nhỏ buổi sáng thôi chưa đủ, buổi tối, lớp học của cô Nga cũng sáng đèn với bảy học viên là người lớn đến xoá mù chữ. Đó là những người lao động tay chân, có người trẻ tuổi, cũng có người đã quá bốn mươi. Chỉ một vài người bình thường, còn lại đều chậm chạp, khờ khạo. Lớp nào cũng miễn phí, lớp nào cô cũng tận tâm. Ngày trước, cô đi tìm học trò còn giờ đây học sinh, phụ huynh tự tìm đến với cô để được biết đọc, biết viết mà vượt qua mặc cảm, để có thể học nghề hoặc tìm được công việc tốt hơn.

Anh Lê Hoàng Vương (Vĩnh Long) cho biết do điều kiện gia đình khó khăn, anh không được đi học. Bây giờ trưởng thành, anh xấu hổ vì bị bạn bè chọc quê, xin đi học nghề không được. Giờ thì Vương đã đọc và viết chữ thành thạo, anh hy vọng mình sẽ được nhận vào học nghề để thay cho cuộc sống lao động vất vả lâu nay.

Có lẽ niềm vui được chia sẻ với mọi người đã khiến cô Nga quên việc đi tìm hạnh phúc riêng. Bao yêu thương, cô gửi trọn cho nghề. Tiền lương hưu, cô cùng các em mình phụng dưỡng cha già, chút ít còn lại, cô lo cho lớp học. Học trò của cô còn nghèo, còn khổ lắm, cô biết nhà từng người, thuộc từng hoàn cảnh. Thế nên, san sẻ được đến khi nào, cô cũng sẵn lòng, miễn sao có thể trao cho họ những nụ cười và niềm tin vào cuộc sống.
bài và ảnh Bích Uyên

Những hình ảnh xúc động và đáng yêu ở lớp học tình thương của cô Quỳnh Nga sẽ được gửi đến vào lúc 21 giờ 40 phút tối thứ ba 16.11 trên kênh HTV9 trong chương trình Tiếp sức người thầy. Mong nhận được nhiều chia sẻ cho các em nhỏ thiếu may mắn ở lớp học này. Mọi đóng góp xin gửi về: báo SGTT, 25 Ngô Thời Nhiệm, P.6, Q.3, TP.HCM, ĐT: 08 39307825 begin_of_the_skype_highlighting 08 39307825 end_of_the_skype_highlighting, email: tiepsucnguoithay@sgtt.com.vn hoặc gửi vào tài khoản của chương trình: quỹ Hỗ trợ phát triển giáo dục – EDF, số tài khoản: 001234230001 (VND) hoặc 001234230002 (USD) tại ngân hàng Đông Á – chi nhánh quận 3.
Ngân hàng Đông Á đồng hành cùng chương trình Tiếp sức người thầy
867kute
Level: Cáo Già
Level: Cáo Già
867kute

Bài viết Bài viết : 576
Tiền Zr Tiền Zr : 14913

Cô giáo hết lòng vì các em nhỏ Empty
Cô giáo hết lòng vì các em nhỏ Empty28/10/2011, 18:09

hEy quA"
*(43)*
nhokpum_badboy
Level: Cáo Già
Level: Cáo Già
nhokpum_badboy

Bài viết Bài viết : 549
Tiền Zr Tiền Zr : 15378

Cô giáo hết lòng vì các em nhỏ Empty
Cô giáo hết lòng vì các em nhỏ Empty28/10/2011, 18:12

good nha!!!!Cô giáo hết lòng vì các em nhỏ 11
Sponsored content




Cô giáo hết lòng vì các em nhỏ Empty
Cô giáo hết lòng vì các em nhỏ Empty

Cô giáo hết lòng vì các em nhỏ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Bài viết liên kết

-
Anh văn giao tiếp ( Long Thành nhé!)
[Off lần 5] Họp mặt Giao thừa tết 2011 tại Long Thành
Tìm bạn ở Long Phước, Long Thành, Đồng Nai
CÔ GIÁO CỦA TRẺ EM MÙ
co giao xinh cuc ky lun , nhung ...

Bạn không có quyền trả lời bài viết
VBOY WORLD  :: LÀNG NHIỀU CHUYỆN